Tân Giám đốc Bệnh viện Việt Đức khẳng định số lượng số lượng bệnh nhân đến khám sẽ không thay đổi, chất lượng dịch vụ cũng không thay đổi, dù một số dịch vụ kỹ thuật được điều chỉnh giảm giá mạnh.
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, từ ngày 15/8, giá sinh mổ (phẫu thuật lấy thai lần đầu) dịch vụ giảm từ 16 triệu còn hơn 6,7 triệu. Còn đẻ thường khu dịch vụ giảm từ 14 triệu xuống còn hơn 4,3 triệu.
Giá khám thai, khám vú, khám phụ khoa, khám nam khoa đều được thu theo mức giá chung là 500.000 đồng/lần. Trước đây, giá khám này chia ra khu khám tự nguyện là 250.000, khám chuyên gia là 500.000 đồng.
Tuy nhiên, thông tin từ một bác sĩ khoa Đẻ tự nguyện (D3) của bệnh viện này cho biết giá giường bệnh theo yêu cầuđược điều chỉnh tăng, cao nhất là 4 triệu đồng(bằng mức trần của Bộ Y tế quy định), trong khi trước đây mức giá giường cao nhất là 3 triệu. Ba mức giá mới của giường bệnh theo yêu cầu sau khi điều chỉnh lần lượt là 3 triệu - 2 triệu và 1,5 triệu.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương,độc giả VietNamNetphản ánh giá khám bệnh theo yêu cầu tại khoa Quốc tế cho bệnh nhi khám tiêu hóa là 590.000 đồng, theo báo giá ngày 15/8, cao hơn mức giá tối đa Bộ Y tế quy định 90.000 đồng.
Tiếp nhận phản ánh này qua VietNamNet, lãnh đạo bệnh viện này cho biết "đang yêu cầu điều chỉnh lại". Theo vị lãnh đạo này, so với giá trần của Bộ Y tế trong Thông tư 13, một số dịch vụ kỹ thuật có giá cao hơn, một số giá thấp hơn, sẽ được bệnh viện điều chỉnh, cố gắng trong ngày 15/8 sẽ ban hành.
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, khung giá dịch vụ theo yêu cầu vừa được lãnh đạo viện này ký ban hành hôm 7/8, hầu như không thay đổi so với trước đây do giá cũ nằm trong mức giá Bộ Y tế quy định tại Thông tư 13.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, mức khám giáo sư, phó giáo sư là 150.000 đồng; tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 là 120.000 đồng; thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I là 70.000 đồng. Theo mức điều chỉnh mới, bệnh viện thu giá khám giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ cao cấp là 400.000 đồng; khám tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II là 350.000 đồng, còn thạc sĩ, bác sĩ khám là 300.000 đồng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý những mẹo làm sạch vòi hoa sen vô vùng dễ dàng cho bạn để học hỏi và làm theo. Việc giữ cho vòi hoa sen của bạn luôn sạch bong là điều vô cùng thử thách bởi nó là nơi lưu thông dòng nước.
Vòi hoa sen là nơi nước chảy ra, và nó có thể trở thành điểm bẩn nhất trong phòng nếu bạn để nó bị đóng cặn và nấm mốc. Do vậy hãy kiểm tra và nhận thức được khi nào bạn cần làm sạch chúng. Làm sạch vòi hoa sen cũng rất dễ dàng và nhanh chóng, do vậy bạn hoàn toàn không cần lo lắng.
![]() |
Cách dễ dàng nhất để làm sạch những vòi hoa sen mà không cần dùng đến các chất tẩy rửa hoá học đó là giấm trắng. Vòi sen càng to thì lượng giấm bạn cần càng nhiều, do vậy hãy dự trữ thêm một chút trong trường hợp nếu chẳng may bị thiếu.
![]() |
Tiếp theo là một chiếc túi nhựa, kích thước của vòi sen sẽ quyết định kích thước của chiếc túi mà bạn cần. Trong một số trường hợp, vòi hoa sen nhỏ thì một chiếc túi như túi zíp miệng đựng thực phẩm là ổn, nhưng cũng có những trường hợp bạn sẽ cần túi to hơn. Bạn cũng sẽ cần đến một sợi dây chun hay bất cứ loại dây gì có thể dùng để buộc chặt mà không lo tuột.
![]() |
Tất nhiên nhiệm vụ chính của giấm là làm sạch, nhưng sẽ có những ngóc ngách mà bạn buộc cần phải dùng đến tăm để lấy hết cặn bẩn ra, ví dụ như ở những lỗ tia nước chẳng hạn.
![]() |
Tất nhiên, sẽ chẳng có gì tốt hơn một chiếc bàn chải đánh răng để giúp bạn chà sạch mọi vết bẩn. Không cần phải mua bàn chải mới, một chiếc bàn chải cũ là ổn rồi.
![]() |
Cho giấm trắng vào túi nylon sau đó nhúng vòi sen vào, dùng dây chun buộc chặt lại và để đó. Hãy đảm bảo rằng toàn bộ phần bị bám bẩn ở vòi hoa sen đã được ngâm ngập trong giấm. Thời gian ngâm có thể khoảng 30 phút hoặc để qua đêm tuỳ theo độ bẩn và cặn nước bám vào vòi.
![]() |
Sau khi ngâm, bạn dùng bàn chải đánh răng và tăm để làm sạch toàn bộ vòi sen. Lưu ý rằng bạn càng ngâm lâu, bạn càng dễ làm sạch. Dùng vải mềm lau lại, sau đó bắt đầu mở vòi để áp lực nước đẩy hết các cái bẩn do quá trình ngâm bị đẩy vào trong chảy ra ngoài.
![]() |
Nếu bạn có thể tháo vòi sen ra hoàn toàn, thì việc ngâm vào xô, chậu hoặc thùng sẽ giúp xử lý vết bẩn dễ dàng hơn nhiều.
Trong khi phương pháp trên rất dễ để áp dụng, thì những chiếc vòi hoa sen dưới đây có lẽ sẽ "khó nhằn" hơn để làm sạch.
![]() |
Ví dụ như một vài vòi sen cỡ lớn, sẽ rất khó có thể tìm được túi đủ lớn để ngâm vòi sen vào giấm và túi. Trong một vài trường hơp, bạn có một vòi hoa sen gắn trực tiếp trên trần nhà. Bạn có thể chọn ngâm từng bộ phậm vài túi chứa giấm hoặc tách chúng và ngâm trong từng chiếc thùng.
Đối với những vòi hoa sen cỡ lớn hơn, bạn có thể chà chúng bằng bàn chải đánh răng và giấm, sau đó tráng lại (mà không cần ngâm chúng với giấm trước). Nhưng nếu bạn có một vòi hoa sen đặc biệt, bạn sẽ muốn tham khảo hướng dẫn từ nhà sản xuất hoặc kiểm tra cuốn hướng dẫn sử dụng. Một số nhà sản xuất có thể sẽ yêu cầu không được sử dụng hóa chất khi làm sạch, hoặc phải tháo dời.
Bất kể vòi hoa sen của bạn là loại nào, hay phương thức làm sạch nào bạn đã chọn, hãy nhớ rằng việc làm sạch thường xuyên và bảo dưỡng sẽ giúp nước chảy đều và mạnh hơn!
(Theo Tri thức trẻ)
" alt=""/>Mẹo làm sạch vòi hoa senSau đó, người này gọi lại báo chi phí trọn bộ là14 triệu đồng, chờ 5-6 giờ để xe từ TP.HCM về Cà Mau đón. Chi phí này bao gồm xe hiện đại, trang thiết bị hỗ trợ, máy thở, 1 điều dưỡng, 1 bác sĩ chuyên khoa.
Khi gia đình bệnh nhi ngỏ ý muốn thuê riêng xe, còn điều dưỡng sẽ tự sắp xếp, nhân viên công ty vận chuyển cấp cứu cho biết không được, chỉ cho thuê nguyên ê-kíp để bệnh nhi đang thở máy được an toàn. Để tiết kiệm thời gian, người nhà đề nghị xuất xe từ chi nhánh miền Tây đón bệnh. Nhân viên nhà xe cho biết chỉ có xe đi từ TP.HCM.
Trao đổi về chuyến xe 16 triệu đồng gây xôn xao dư luận, một công ty dịch vụ vận chuyển cấp cứu cho biết chuyến xe từ TP.HCM đi tỉnh (hoặc ngược lại) không ai tính gấp đôi tiền với lý do xe trống lượt đi.
“Ví dụ khách hàng đặt xe chuyển bệnh từ TP về Cà Mau thì khi xe từ Cà Mau lên TP.HCM cũng là xe trống. Chi phí luôn luôn tính một lượt chứ không ai tính tiền đi đi về về", người này nói. Việc gia đình người bệnh đồng ý chờ xe xuất từ TP.HCM về Cà Mau trong 5 giờ là thỏa thuận giữa đôi bên. "Tuy nhiên, 16 triệu đồng là quá cao. Chi phí cao nhất với đầy đủ ê-kíp y bác sĩ không quá 10 triệu đồng", người này phân tích.
Nhà xe cũng cho biết gia đình người bệnh nên tìm hiểu thật kỹ trước khi đặt xe cấp cứu chuyển viện, nên chọn những xe được Sở Y tế địa phương cấp phép. Người nhà có thể yêu cầu nhà xe cho xem giấy phép này. Đồng thời, quan sát xem trên xe có số điện thoại, tên công ty, địa chỉ cụ thể hay không. Giá cả cần hỏi thật kỹ để thỏa thuận và làm hợp đồng.
"Hiện nay, rất nhiều xe làm dịch vụ cấp cứu. Nhiều người chọn đi xe dù để tiết kiệm nhưng sẽ không có máy oxy, thậm chí không có băng ca, không giấy phép, nguy hiểm cho người bệnh", người này chia sẻ.
Theo quy định, các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển xe cấp cứu được Sở Y tế địa phương cấp phép hoạt động. Giá của dịch vụ này do đơn vị thực hiện xây dựng và niêm yết. Người bệnh và đơn vị vận chuyển thoả thuận chi phí, làm hợp đồng.
Có hay không chuyện ép giá người bệnh?
VietNamNet nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc về câu chuyện người cha phải thuê xe cấp cứu 15 triệu nhưng không cứu được con trai.
Bạn Minh Đức cho rằng vì không có quy định về giá dịch vụ vận chuyển cấp cứu nên ép giá như thế nào cũng được. Theo bạn Lê Văn Quyển, có nhiều điều bất hợp lý trong vụ việc này. “Bệnh nhi sinh non, yếu ớt cần chuyển viện lên tuyến trên, thời gian rất cấp bách. Nếu bệnh viện có trách nhiệm, bác sĩ có tâm sẽ hỗ trợ ngay xe cấp cứu ở địa phương để chạy đua với thời gia. Đằng này lại giới thiệu xe ở tận TP.HCM xuống đón”.
Một ý kiến phân tích nếu đây là trường hợp chuyển viện theo yêu cầu thì xe cấp cứu tự túc (gia đình tự thuê) là hợp lý. Nhưng tại sao không sử dụng xe cấp cứu của bệnh viện với giá dịch vụ, vẫn rẻ hơn với dịch vụ thuê bên ngoài.
Bạn đọc Thơm nhận định nhân viên y tế gọi xe dịch vụ bên ngoài thì có thể bị kỷ luật, đuổi việc vì liên quan đến “hoa hồng” kết nối giới thiệu dịch vụ, dễ nảy sinh vô số hệ lụy.
Theo bạn Thạch Phan, khi thuê xe vận chuyển cấp cứu, quãng đường từ Hà Tĩnh đi Hà Nội (khoảng 350km) có đầy đủ máy thở, máy hút đờm, điều dưỡng đi cùng, tối đa khoảng 7 triệu đồng. Bạn đọc Vũ Sơn gửi gắm, mong các bệnh nhân không phải gặp cảnh ngộ "oan trái" như vậy nữa. "Ngành y tế cần chấn chỉnh lại dịch vụ này", độc giả này chia sẻ.